Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chi tiết 2024
Thủ tục 22 Tháng Tám 2023

Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chi tiết 2024

Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ làm như thế nào? Đây là mặt hàng hiện đang được nhiều doanh nghiệp chọn xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách làm thủ tục nhanh và chính xác nhất. Hãy cùng Vinalogs tìm hiểu ngay về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và “bỏ túi” cho mình đáp án chính xác nhất.

Tiềm năng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay

Hàng thủ công mỹ nghệ là các đồ vật được làm bằng tay, phổ biến như đồ trang sức, đồ trang trí, đồ lưu niệm... Nhóm mặt hàng này còn được gọi là đồ thủ công, trong tiếng Anh là handicraft.

Đây là những mặt hàng mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật, vừa mang tính truyền thống văn hóa độc đáo. Có thể thấy những tên hàng phổ thông mà chúng ta đều biết như: mây tre đan, sơn mài, sản phẩm thêu dệt thủ công, gốm sứ...

Ở nước ta, hàng thủ công mỹ nghệ đang đóng một vài trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Sự phát triển của ngành này đã mang lại nhiều cơ hội và lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp và người dân, nhất là thợ thủ công tại các làng nghề.

Cụ già ngồi đan võng

Đan võng lưới từ nguyên liệu ngô đồng

Đến nay, nước ta đã thành công trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ đến hơn 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu. Việt Nam nằm trong số 4 quốc gia xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới.

Thị trường tiêu thụ lớn nhất cho mặt hàng này là Hoa Kỳ, chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng và sự ưa chuộng của người tiêu dùng nước ngoài đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

>> Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng đi Mỹ

Ngoài Hoa Kỳ, còn có một số thị trường khác cũng rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam, bao gồm Nhật Bản, các nước thành viên Liên minh châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, cùng với Úc và Hàn Quốc. Đây là các thị trường khó tính, nhưng đã đánh giá cao về chất lượng và độ sáng tạo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Theo số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), hàm lượng xuất khẩu nhóm hàng này cũng rất tốt. Cụ thể hơn, tỉ suất lợi nhuận khi khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thương đem lại lợi nhuận gấp 5-10 lần so với ngành khai thác.

Quy định về chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu đi các nước chủ yếu thuộc 5 nhóm chính:

  1. Cói, thảm, mây tre đan;
  2. Gốm sứ;
  3. Gỗ mỹ nghệ;
  4. Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù;
  5. Đồ chơi, dụng cụ thể thao.

Về chính sách, nhóm các mặt hàng này không nằm trong danh sách hàng hóa cấm xuất khẩu của Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất khẩu cho mặt hàng này tương tự như các mặt hàng thông thường.

Các quy định và chính sách về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan không có đặc thù đặc biệt. Doanh nghiệp chỉ cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.

Mặc dù vậy, nếu bạn gặp khó khăn trong việc tự thực hiện các thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ & mây tre đan, các bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan trọn gói của Vinalogs. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành việc thông quan, đảm bảo tuân thủ quy định và giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường xuất khẩu một cách thuận lợi và hiệu quả.

Mã HS của mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, việc xác định mã HS là khâu rất quan trọng. Mã HS giúp xác định loại hàng hóa và áp dụng các chính sách và quy định liên quan khi xuất khẩu sang nước ngoài.

Lồng đèn bằng mây tre đan

Lồng đèn bằng mây tre đan

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thông thường chúng được chia thành hai nhóm chính:

  • Nhóm sản phẩm mang tính sử dụng như nội thất, bàn ghế, tủ, chén đĩa…
  • Nhóm sản phẩm mang tính trưng bày như bình, chậu hoa, giỏ, túi xách…

Dựa trên nội dung và tính chất của sản phẩm, bạn có thể xác định mã HS phù hợp. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, bạn có thể tìm thấy mã HS tương ứng trong Chương 46 của Biểu thuế xuất khẩu.

Chương 46 trong Biểu thuế xuất khẩu mô tả về sản phẩm làm từ rơm, các loại vật liệu tết bện khác, cũng như các sản phẩm bằng mây tre và liễu gai. Một số mã HS đích danh và cụ thể cho hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ bạn có thể tham khảo:

  • Mã HS 4602.11: Sản phẩm từ tre.
  • Mã HS 4602.12: Sản phẩm từ song mây.

Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mức thuế suất xuất khẩu được quy định là 0%, nghĩa là không mất thuế.

Để tra cứu mã HS chính xác cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, bạn nên xem xét loại hàng hóa cụ thể và tìm mã HS phù hợp dựa trên mô tả và tính chất của sản phẩm đó.

Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (handicraft)

Làm hàng mây tre đan xuất khẩu
Làm hàng mây tre đan xuất khẩu

Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thường đơn giản hơn so với nhiều hàng hóa đặc thù khác. Vì không có chính sách hay quy định đặc biệt áp dụng cho mặt hàng này, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tương tự như hàng hóa thông thường theo quy định.

Dưới đây là danh sách các tài liệu và hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu làm từ phần mềm ECUS.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
  • Phiếu đóng gói (Packing List).
  • Vận đơn hãng tàu (Bill of Lading).
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate), nếu phía bên mua yêu cầu.
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O - Certificate of Origin), nếu có.

Lưu ý: Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu được đóng gói trên pallet gỗ, doanh nghiệp có thể cần chuẩn bị giấy chứng nhận hun trùng (tùy theo yêu cầu của nước nhập khẩu). Giấy phép này áp dụng cho thùng đóng gói trên pallet gỗ, không áp dụng cho hàng hóa thủ công mỹ nghệ. Doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề này để đảm bảo tuân thủ và hoàn thành đúng thủ tục xuất khẩu.

Về thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu, chủ hàng lập bộ chứng từ (invoice, packing list), mở tờ khai hải quan (sau khi hàng hạ về cảng/kho chờ xuất). Thường hàng này tờ khai hay được phân vào luồng xanh. Khi đó cần làm nốt bước ký hải quan giám sát để thanh lý tờ khai là có thể chuyển cho hãng tàu, hoàn tất khâu thông quan.

Việc chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và hồ sơ trên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ một cách thuận lợi và đáp ứng đúng các yêu cầu pháp lý.

Một số lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan

Giỏ đựng bằng mây

Giỏ đựng bằng mây xuất khẩu

Để thực hiện xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ một cách chuẩn chỉnh, chính xác thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Shipping Mark (nhãn dán hàng hóa): Việc ghi thông tin trên nhãn hàng hóa là rất quan trọng để đảm bảo quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan diễn ra thuận lợi. Shipping Mark nên bao gồm các thông tin như: tên hàng bằng tiếng Anh, tên đơn vị sản xuất/xuất khẩu, tên đơn vị nhập khẩu, MADE IN VIETNAM (nếu phù hợp), số thứ tự kiện/tổng số kiện. Có thể bổ sung thông tin như số Hợp đồng/Invoice và các thông tin chỉ dẫn cần thiết khác trên shipping mark, nếu cần thiết.
  • Sắp xếp và vận chuyển hàng hóa: Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, một số sản phẩm có tính chất dễ vỡ hoặc nhạy cảm với môi trường, doanh nghiệp cần đảm bảo sắp xếp và vận chuyển hàng hóa một cách cẩn thận để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Trong nhiều trường hợp, người mua hàng có thể yêu cầu chứng nhận xuất xứ "Made in Vietnam". Quy định của Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu phải làm chứng nhận này, tuy nhiên, theo yêu cầu của phía người nhập khẩu nước ngoài hoặc theo hiệp định thương mại tự do với các nước, doanh nghiệp có thể cần làm chứng nhận xuất xứ theo đúng mẫu C/O (Form), để phía người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Quan trọng nhất là doanh nghiệp nên tham khảo các quy định và yêu cầu của cả hai phía, cả phía xuất khẩu và phía nhập khẩu, để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và hoàn thành các thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ một cách chính xác và nhanh chóng.

Trên đây là thông tin liên quan đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan ra nước ngoài. Hy vọng với chia sẻ trong bài viết này, các bạn có thể nắm được thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà chưa biết phải làm gì, hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn trực tiếp nhé.

Vinalogs - Mang sản phẩm tâm huyết của bạn
đến với khách hàng phương xa
zalo icon