Thủ tục xuất khẩu rau củ quả chi tiết năm 2023
Rau củ quả là mặt hàng chủ lực được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Vậy nhưng phần lớn mọi người đều chưa biết khi làm thủ tục xuất khẩu rau củ quả cần đến những giấy tờ gì? Hãy cùng Vinalogs giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau.
Quy định về chính sách xuất khẩu rau củ quả
Theo quy định hiện hành, rau củ quả không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu ra nước ngoài (thực ra còn được Nhà nước khuyến khích). Do đó, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành các thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như bình thường.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục. Đồng thời, cần chuẩn bị đủ các loại giấy tờ liên quan để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất.
Trong trường hợp, doanh nghiệp không nắm được các thủ tục xuất khẩu rau củ quả thì nên liên hệ với các công ty dịch vụ như Vinalogs để được hỗ trợ trong khâu xuất khẩu hàng hóa.
Hướng dẫn làm thủ tục xuất khẩu rau củ quả
Hiện nay, khi làm thủ tục xuất khẩu rau củ quả, phần lớn mọi người đều chưa biết nên xin các loại giấy tờ cần thiết như thế nào? Bởi vì họ không có chuyên môn cũng như không có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động này.
Do đó, để giúp bạn biết được khi xuất khẩu cần đến những giấy tờ gì, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đăng ký kinh doanh (nếu chưa có)
Để được cấp giấy đăng ký kinh doanh, bạn chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp nộp tại Sở Kế hoạch đầu tư. Hiện nay nhiều tỉnh thành đã triển khai việc nộp và nhận hồ sơ qua cổng thông tin 1 cửa quốc gia.
Để biết được hồ sơ cần chuẩn bị những gì, bạn có thể xem chi tiết tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp hoặc các văn bản hướng dẫn khác.
Bước 2: Làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây cũng là giấy tờ bắt buộc cần có khi làm thủ tục xuất khẩu rau củ quả.
Để làm được loại giấy này, doanh nghiệp căn cứ vào 2 văn bản chính để thực hiện gồm:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
Căn cứ vào hai văn bản trên, có thể tổng hợp thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh
Bước 3: Kiểm nghiệm sản phẩm
Để xuất khẩu được hàng hóa ra nước ngoài, bạn phải tiến hành làm kiểm nghiệm rau củ quả. Theo đó, bạn chỉ cần mang mặt hàng xuất khẩu đến trung tâm kiểm nghiệm đã được Bộ Y Tế công nhận và tiến hành kiểm nghiệm theo hướng dẫn.
Bước 4: Tự công bố chất lượng sản phẩm
Sau khi hoàn thành bước kiểm nghiệm, doanh nghiệp tiến hành tự công bố chất lượng sản phẩm theo quy định. Căn cứ vào Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm cần có:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
Bước 5: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) do Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận. Theo đó, để được cấp loại giấy này, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm
- Bản tự công bố sản phẩm
Bước 6: Giấy chứng nhận y tế (Health certificate)
Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate do Bộ Y Tế quản lý và cấp giấy chứng nhận dựa vào Thông tư 52/2015/TT-BYT. Theo đó, để được cấp loại giấy này, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm (lưu ý: trên phiếu kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện số lô hàng, hạn sử dụng sản phẩm)
- Bản tự công bố sản phẩm
Bước 7: Gửi hồ sơ lên cơ quan hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa
Hồ sơ xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan.
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
- Vận đơn (Bill of lading).
- Danh sách đóng gói (Packing list).
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch rau củ quả xuất khẩu.
Trong trường hợp, doanh nghiệp không thể tự thực hiện các thủ tục xuất khẩu rau củ quả thì nên tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan. Họ sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng, chính xác các thủ tục hải quan cần thực hiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách làm thủ tục xuất khẩu rau củ quả mà Vinalogs gửi đến cho các bạn. Hy bọng, với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức về để thực hiện việc xuất khẩu rau củ quả thuận lợi. Nếu có nhu cầu xuất khẩu rau củ quả ra nước ngoài, hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn trực tiếp ngay hôm nay.